Tham dự trực tuyến Tham dự trực tuyến Slide Slide

9 bước chuyển đổi định hướng nghề nghiệp

      Theo khảo sát của Buzzmetrics 09/2022 về Thị trường lao động và xu hướng tìm việc 2023, có đến 75% nhân viên văn phòng có ý định đổi việc sau Tết và giai đoạn 6 tháng đầu năm. Việc chuyển đổi nghề nghiệp là một quyết định quan trọng, có thể mang lại nhiều lợi ích cũng như là thách thức. Nếu bạn không tìm cách để định hướng tốt sẽ dễ mắc sai lầm và không đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy, bài viết này chia sẻ đến các bạn phương pháp để định hướng chuyển đổi nghề nghiệp. Phương pháp này được chia sẻ bởi Hibreed Inc.- là công ty giáo dục trực tuyến cung cấp các kỹ năng công nghệ. Các phương pháp gồm:
      𝟭. 𝗧𝗵𝗮̣̂𝗻 𝘁𝗿𝗼̣𝗻𝗴 𝗽𝗵𝗮̂𝗻 𝘁𝗶́𝗰𝗵 𝘃𝗮̀ 𝘁𝗵𝗶𝗲̂́𝘁 𝗹𝗮̣̂𝗽 𝗺𝘂̣𝗰 𝘁𝗶𝗲̂𝘂
      Để tránh được việc lạc hướng như công việc trước đây, bạn cần thận trọng và phân tích kỹ lưỡng trước khi chọn một ngành nghề khác để theo đuổi. Bởi một lần thay đổi nghề nghiệp, bạn sẽ mất thời gian, công sức để học hỏi, làm quen và rèn luyện kinh nghiệm cho công việc mới. Bạn sẽ phải bỏ qua cơ hội sử dụng những kinh nghiệm trước đây cho việc tiến xa hơn trong hành trình sự nghiệp ở lĩnh vực cũ. Bởi vậy, trước khi bước vào một trang mới, bạn hãy chậm lại một chút để tự hỏi và trả lời những câu hỏi sau:
      – Điều gì thúc đẩy bạn thay đổi ngành nghề?
      – Khi bước vào công việc mới, những kiến thức, kỹ năng và giá trị nào mà bạn rèn luyện được ở trước đây sẽ có ích? Những kỹ năng và kiến thức này có tạo lợi thế cho bạn ở công việc mới không? Bạn CẦN PHẢI HỌC ĐIỀU GÌ MỚI để chuẩn bị sẵn sàng bước vào lĩnh vực tiếp theo mà bạn chọn?
      – Mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn trong ngành mới này là gì?
      – Hãy ngẫm lại những thời điểm bạn đã thành công và nghĩ về kinh nghiệm từ công việc trước bạn có. Xác định những kiến thức, kỹ năng nào đã góp phần vào thành công của bạn. Bạn có áp dụng nó cho lĩnh vực mới của bạn?
      Chuyển đổi sang công việc mới đòi hỏi một chiến lược đúng đắn, bạn cần xác định lộ trình chuyển đổi rõ ràng và hiểu lý do chuyển việc sẽ cung cấp nền tảng khi làm việc trong lĩnh vực mới.
      𝟮. 𝗡𝗴𝗵𝗶𝗲̂𝗻 𝗰𝘂̛́𝘂 𝗹𝗶̃𝗻𝗵 𝘃𝘂̛̣𝗰 𝗯𝗮̣𝗻 𝗾𝘂𝗮𝗻 𝘁𝗮̂𝗺
      Trong hành trình đến với lĩnh vực mới, kiến ​​thức chính là sức mạnh. Để đưa ra quyết định chính xác, hãy dành thời gian tìm kiếm thông tin và xem xét:
      – Xu hướng sắp tới (các kiến thức và kỹ năng cần thiết, các công cụ cần phải sử dụng, cơ hội nghề nghiệp, mức thu nhập dự kiến,..) của ngành nghề mới mà bạn muốn theo đuổi là gì?
      – Thách thức liên quan đến sự cạnh tranh, độ khó, độ tuổi, sự hi sinh về công việc nếu bạn làm trong lĩnh vực mới
      – Cơ hội hiện tại (quy mô việc làm, số lượng các vị trí, cơ hội thăng tiến hoặc phát triển lâu dài) của ngành như thế nào?
      – Thu thập càng nhiều thông tin về lĩnh vực mà bạn muốn tham gia càng chi tiết càng tốt.
      Bạn có thể đọc sách, tham gia cộng đồng trực tuyến, thực hiện phỏng vấn với người làm việc trong ngành, và tham gia các sự kiện ngành để hiểu rõ về xu hướng, thách thức, và cơ hội trong lĩnh vực mới của mình. Những thông tin này không chỉ giúp bạn đưa ra quyết định tự tin hơn mà còn giúp bạn chuẩn bị cho hành trình chuyển đổi sự nghiệp với kiến thức sâu rộng và chi tiết.
      𝟯. Đ𝗮́𝗻𝗵 𝗴𝗶𝗮́ 𝗸𝘆̃ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝘃𝗮̀ 𝗽𝗵𝗮̂𝗻 𝘁𝗶́𝗰𝗵 𝗸𝗵𝗼𝗮̉𝗻𝗴 𝗰𝗮́𝗰𝗵 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝗹𝘂̛̣𝗰
      Để tránh việc lạc hướng, bạn phải đánh giá kinh nghiệm và kỹ năng của mình cũng như xác định xem bản thân phù hợp với công việc mới như thế nào. Hãy tự hỏi bản thân mình:
      – Những kỹ năng nào bạn đã tích lũy phù hợp với công việc mới của bạn?
      – Bạn cần học hoặc nâng cao những kỹ năng nào để có thể cạnh tranh trong lĩnh vực bạn đã chọn?
      Trong quá trình chuyển đổi sự nghiệp, hãy xác định những kinh nghiệm có thể sử dụng từ công việc trước và áp dụng chúng vào công việc mới mà bạn đang hướng tới. Đồng thời, hãy xác định kỹ năng công việc mới cần và chuẩn bị cho hành trình mới thông qua những khóa học hoặc chứng chỉ phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về nghề nghiệp tiềm năng mới của mình.
      𝟰. Đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗰𝗵𝗶̉𝗻𝗵 𝘀𝗼̛ 𝘆𝗲̂́𝘂 𝗹𝘆́ 𝗹𝗶̣𝗰𝗵 𝘃𝗮̀ 𝘁𝗵𝘂̛ 𝘅𝗶𝗻 𝘃𝗶𝗲̣̂𝗰 𝗰𝘂̉𝗮 𝗯𝗮̣𝗻
      Hồ sơ ứng tuyển chỉn chu là yếu tố quan trọng giúp bạn nổi bật khi ứng tuyển lĩnh vực mới. Để tăng cơ hội được nhận hãy điều chỉnh hồ sơ xin việc của mình phù hợp với công việc mới.
      – Trước khi chuẩn bị ứng tuyển, hãy tìm hiểu kỹ về công ty và yêu cầu của công việc. Điều chỉnh sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn nhằm thể hiện một cách rõ ràng về những kỹ năng nổi bật và đam mê của bạn trong lĩnh vực mới.
      – Thư xin việc nên làm rõ lý do bạn muốn chuyển hướng nghề nghiệp, tập trung vào những khía cạnh phù hợp của bạn với vị trí mong muốn. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và tạo ra ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
      Khi chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển, bạn sẽ làm nổi bật các kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần làm việc nhiệt huyết của mình, đặc biệt là khả năng làm việc trong lĩnh vực mới nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
      𝟱. 𝗦𝘂̛̉ 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝗻𝗲𝘁𝘄𝗼𝗿𝗸𝗶𝗻𝗴, 𝗺𝗼̂́𝗶 𝗾𝘂𝗮𝗻 𝗵𝗲̣̂ 𝗰𝘂̉𝗮 𝗯𝗮̣𝗻
      Trong quá trình chuyển đổi sự nghiệp, networking là chìa khóa quan trọng. Hãy cân nhắc đến việc kết nối với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mới. Tìm kiếm cơ hội tham gia sự kiện và nhóm nghề nghiệp để mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên ngành.
      – Bạn đã xác định được ai có thể cung cấp thông tin, kết nối hoặc cơ hội hỗ trợ trong lĩnh vực mới của bạn chưa?
      – Làm thế nào bạn dự định mở rộng mối quan hệ của mình trong lĩnh vực mới?
      – Bạn có kế hoạch tham gia vào những chương trình, sự kiện hoặc hội nghị nào để gặp gỡ những người mới?
      Tận dụng các networking hiện có của bạn và tạo dựng các kết nối mới trong lĩnh vực mới. Điều này góp phần xây dựng mối quan hệ với những người cố vấn, cũng như các chuyên gia để nhận được hướng dẫn và hỗ trợ có giá trị trong quá trình chuyển đổi sự nghiệp của bạn.
      𝟲. 𝗡𝗮̂𝗻𝗴 𝗰𝗮𝗼 𝗸𝘆̃ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗾𝘂𝗮 𝗰𝗮́𝗰 𝗸𝗵𝗼́𝗮 𝗵𝗼̣𝗰 𝘃𝗮̀ 𝗰𝗵𝘂̛́𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗶̉
      Có lẽ bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức về kỹ năng và kinh nghiệm khi tham gia vào lĩnh vực mới. Để chuẩn bị cho sự chuyển đổi này bạn hãy suy nghĩ một chút về:
      – Làm thế nào bạn có thể nâng cao kỹ năng và tiếp cận ngôn ngữ chuyên môn trong lĩnh vực mới?
      – Các khóa học nào sẽ là bước khởi đầu tốt để bạn xây dựng hành trang kinh nghiệm liên quan?
      Từ những khóa học này, bạn sẽ không chỉ bổ sung kỹ năng mà còn có cơ hội áp dụng kiến thức vào công việc thực tế. Điều này còn góp phần định hướng rõ ràng về công việc và giảm thiểu sai sót không đáng có.
      𝟳. 𝗧𝗶́𝗰𝗵 𝗹𝘂̃𝘆 𝗸𝗶𝗻𝗵 𝗻𝗴𝗵𝗶𝗲̣̂𝗺 𝘁𝗵𝘂̛̣𝗰 𝘁𝗲̂́
      Nhận được kinh nghiệm thực tế trong ngành mới của bạn là rất quan trọng. Bạn hãy cân nhắc về:
      – Làm thế nào bạn có thể có được kinh nghiệm thực tế trước khi bắt đầu làm công việc mới?
      – Những công việc thực tập, công việc tình nguyện hoặc dự án phụ nào có thể giúp bạn tích lũy kinh nghiệm liên quan?
      Thực tập, công việc tình nguyện hoặc các dự án phụ có thể giúp bạn có được kinh nghiệm thực tế và xây dựng uy tín trong công việc mới của mình.
      𝟴. 𝗛𝗮̃𝘆 𝗰𝗵𝘂𝗮̂̉𝗻 𝗯𝗶̣ 𝗰𝗵𝗼 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂̛̉ 𝘁𝗵𝗮́𝗰𝗵
      Ban đầu, việc chuyển hướng nghề nghiệp có thể là một quá trình đầy thử thách, bạn hãy:
      – Dự đoán được những trở ngại hoặc khó khăn tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình chuyển hướng sự nghiệp của mình.
      – Làm thế nào bạn sẽ kiên cường và có động lực khi đối mặt với thử thách?
      Hãy chuẩn bị tinh thần cho việc đối mặt với những từ chối và thất bại có thể xảy ra. Duy trì động lực và sự kiên trì là quan trọng để đạt được thành công trong hành trình chuyển đổi nghề nghiệp của bạn.
      𝟵. 𝗧𝗶̀𝗺 𝗸𝗶𝗲̂́𝗺 𝘀𝘂̛̣ 𝗵𝘂̛𝗼̛́𝗻𝗴 𝗱𝗮̂̃𝗻 𝘃𝗮̀ 𝗰𝗼̂́ 𝘃𝗮̂́𝗻
      Cuối cùng, nếu bạn đang cân nhắc về chuyển đổi nghề nghiệp của mình hãy tìm kiếm sự hướng dẫn và cố vấn từ những người đã từng trải qua quá trình chuyển đổi nghề nghiệp tương tự. Hãy đặt những câu hỏi sau đây để xác định người cố vấn phù hợp với bạn:
      – Ai có thể trở thành người cố vấn hoặc hướng dẫn bạn trong hành trình thay đổi sang lĩnh vực mới của bạn?
      – Làm thế nào người cố vấn có thể giúp bạn định hướng quá trình chuyển đổi hiệu quả hơn?
      Việc có một người cố vấn hiểu rõ lĩnh vực bạn đang hướng tới, bạn sẽ nhận được những những hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm quý báu. Những hiểu biết sâu sắc từ họ sẽ hỗ trợ bạn trong suốt quá trình phát triển sự nghiệp.
      Chuyển đổi nghề nghiệp không chỉ là một quyết định cá nhân mà còn là một cơ hội để phát triển và định hình lại sự nghiệp của bạn. Khi được tiếp cận quá trình một cách có chiến lược, sự thay đổi này có thể mang lại cho bạn những trải nghiệm mới, cơ hội phát triển và sự hài lòng nghề nghiệp.