Tham dự trực tuyến Tham dự trực tuyến Slide Slide

Làm thế nào để nâng tài năng của bạn lên một tầm cao mới?

      Bạn thay đổi như thế nào gần đây, tuần qua chẳng hạn?
      John Maxwell đã từng nói với mọi người rằng, người hạnh phúc nhất mà ông từng biết là người trưởng thành mỗi ngày.
      M. Silver nhắn nhủ tới mọi người rằng: Phép màu tuyệt vời nhất chính là chúng ta ngày mai không cần phải là y nguyên chúng ta của ngày hôm nay, chúng ta có thể tiến bộ nếu tận dụng khả năng ở trong mỗi người.
      Cũng là một nhân vật vĩ đại tiếp theo, nhắn với mọi người rằng: Bạn là người biết rõ nhất biết rõ và sử dụng tốt khả năng của mình. Đây cũng chính là là trách nhiệm lớn của mỗi chúng ta: phát huy bản thân.
      Nếu bạn đã đọc tiêu đề bài viết này và cố gắng kiên nhẫn để đọc tới đây, tôi tin rằng, bạn đang là một người rất tập chung, khao khát phát triển bản thân và tạo lập sự nghiệp cho bản thân mình. Tôi chúc cho bạn sẽ luôn luôn rực lửa như bây giờ. Không chần chừ lâu nữa, hãy khám phá ngay cách để bạn nâng khả năng của mình lên một tầm cao mới.
      Để phát triển được khả tiềm năng và khả năng, bạn cần trở nên CÓ THỂ HỌC HỎI ĐƯỢC. Đó là con đường để trưởng thành. Và kỹ năng quan trọng nhất cần nắm được là HỌC CÁCH LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TẬP. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn, dựa trên 101 những điều bạn cần biết để tự phát triển của nhà huấn luyện Maxwell:
      1️⃣ Học cách lắng nghe
      Bước đầu tiên bạn cần trong hành trình phát triển khả năng của mình: HÃY LẮNG NGHE
      Nếu bạn đọc bất kỳ một cuốn sách giao tiếp, bất kỳ một cuốn sách dạy về đàm phán hay khi bạn tham gia bất kỳ một hội thảo nào về phát triển cá nhân, có một điều mà tất cả đều nhắc đến Hãy lắng nghe, rồi bạn sẽ có tất cả.
      “Cần có hai người để nói lên sự thật – một để nói và một để nghe. Cũng là số 2 trong cuộc trò chuyện, Người Trung Hoa nhắn lại rằng “chúng ta có một miệng để nói nhưng có đến 2 tai để nghe”. Lắng nghe một cách kỹ càng, tập chung và mang theo lòng cầu thị, khiêm tốn bạn sẽ học hỏi được mỗi ngày.
      Bạn có thể bắt đầu tâp trung từ lúc đặt vấn đề, nghe ngữ cảnh của câu chuyện, quan sát thái độ người nói, phân tích tỷ mỉ cách mà người chia sẻ hành động, ghi nhớ quy trình mà họ tiến hành. Bạn cũng đừng quên suy nghĩ về cách mà mình hành động, so sánh và rút ra một kết luận để bỏ vào chiếc túi bảo bối phát triển bản thân.
      Nhớ rằng, hãy lắng nghe, hãy lắng nghe!
      2️⃣ Hiểu biết về quá trình học tập
      Hãy nhớ rằng kẻ thù lớn nhất của việc học tập là biết, mục đích lớn nhất của việc học tập là hành động chứ không phải kiến thức. Thực hành chính là người thầy vĩ đại. Việc bạn cần làm nhiều nhất để bản thân có thể phát triển đó là hành động và thực hành nhiều hơn. Bắt đầu tìm ngay những kiến thức và kỹ năng bạn cần, luyện tập nó. Bắt đầu xác định ngay những thứ mà bạn đã biết và cần, sau đó luyện tập nó để bạn có thể làm một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Cái gì cần làm nhanh, nhất định phải làm nhanh.
      Một mô hình mà bạn có thể tham khảo: Hành động -> Nhìn vào sai lầm và đánh giá -> tìm ra cách tốt hơn -> quay lại hành động.
      3️⃣ Tìm kiếm và lên kế hoạch cho những khoảnh khắc học tập
      Bạn có thể học từ đâu:
      – Đọc sách, tài liệu, xem các clip hướng dẫn,..
      – Đến thăm những nơi truyền cảm hứng cho bạn
      – Tham gia các sự kiện thúc đẩy bạn theo đuổi sự thay đổi
      – Dành thời gian trò chuyện với những người là chuyên gia trong lĩnh vực bạn muốn theo học, những người mang đến cho bạn những trải nghiệm mới
      “Hãy để những người bạn của bạn trở thành giáo viên của bạn và pha trộn niềm vui trong các cuộc hội thoại với lợi ích của những điều chỉ dẫn”- Grancian. Hãy để những người bạn của bạn thử thách suy nghĩ và quan điểm của bản thân. Bạn cũng đừng quên gieo mầm tình bạn và cố gắng tạo ra những thử thách cũng như bài học dành tặng cho họ.
      4️⃣ Hãy khiến những khoảnh khắc học tập trở nên đáng giá
      Bạn có thể hình dung ra khoảnh khắc “Ơ – rê – ka” chứ. Cả người bùng nổ khi bạn chiêm nghiệm hoặc phá phá ra một điều gì đó. Bạn có thể viết lại, chụp lại, lưu giữ tất cả lại.
      Tuy nhiên, Ơ – rê – ka chỉ là một khoảnh khắc, học lại là cả một quá trình. Bạn có thể cần thời gian để suy ngẫm, học và thử. Một cách đưới đây mà bạn có thể sử dụng: “MẬT MÃ SUY NGHĨ”
      Bạn hãy viết những suy nghĩ vào cuốn sổ của mình, sau đó đánh dấu chúng bằng:
      T: Bạn cần thêm thời gian để suy nghĩ về điểm này
      C: Điểm mà bạn cần thay đổi
      🙂: Điểm mà bạn đang thực sự làm tốt, cần duy trì
      A: Điểm cần bạn cần áp dụng, thực hành
      S: Điểm bạn cần phải chia sẻ với một người khác
      Sau đó, bạn hãy thiết kế 1 danh sách việc cần làm dựa vào những điểm đánh dấu trên.
      5️⃣ Tự hỏi bản thân “tôi thực sự có thể dạy bảo được không?”
      Theo bạn, người khó dạy bảo nhất là ai?
      Đó chính là những người chưa bao giờ cố gắng để học tập. Y như việc bạn cố trồng cây cà chua trên nền bê tông vậy. Tất cả mọi lời khuyên răn trên trái đất đều không giúp gì nếu bạn không có tinh thần học hỏi.
Trước hết, để bạn học được, bạn cần phải thiết lập cho mình một suy nghĩ “tôi sẽ chịu học”. Để mở cánh cửa “sự học” trong bạn ra, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
      – Tôi có thực sự cởi mở với ý kiến của người khác hay không?
      – Tôi có lắng nghe nhiều không?
      – Tôi có sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình dựa trên những thông tin mới hay không?
      – Tôi có sẵn sàng thừa nhận khi mình sai không?
      – Tôi có sẵn sàng làm việc theo cách mà tôi chưa từng làm trước đây hay không?
      – Tôi có sẵn sàng hỏi để nhận được sự chỉ dẫn hay không?
      – Tôi có phản ứng quá mạnh mỗi lần gặp chỉ trích hay tôi sẵn sàng lắng nghe sự thật?
      Nếu câu trả lời của bạn là “không” cho một hoặc nhiều câu hỏi trên thì bạn biết mình cần làm gì rồi đấy. Hãy làm dịu thái độ của mình, học hỏi một cách khiêm tốn và rồi có một ngày bạn sẽ nhận ra rằng tài năng của bạn đã ở một tầm cao mới.